info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Thủ tục đầu tư nước ngoài vào việt nam

Với sự hiểu biết toàn diện và đầy đủ về pháp luật cũng như môi trường kinh doanh, Công ty Luật Minh Anh có thể cung cấp cho khách hàng các tư vấn hữu ích nhất trong các lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các văn bản và Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần phải có một lượng vốn đầu tư vượt ra ngoài khả nặng tự cung cấp. Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn còn rất e ngại về hệ thống pháp luật của Việt Nam, đặc biệt về các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư doanh nghiệp. Hiểu được điều này, Chúng tôi – Công ty Luật Minh Anh xin cung cấp dịch tư vấn thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để giúp Khách hàng hoàn thành dự án đầu tư của mình một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.

Thủ tục đầu tư nước ngoài vào việt nam

1. Ai phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư?

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 quy định thì những đối tượng sau đây phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư:

– Những công ty có từ 1% – 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp khi thành lập.

– Những công ty có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh; hoặc đầu tư theo hợp đồng BCC.

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Quy định đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập trước ngày 01/07/2015: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

2. Trình tự thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo quy định mới nhất

2.1. Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư

– Theo quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014 đối với các dự án đầu tư mà phải xin quyết định chủ trương đầy tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh thì các chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền này với trình tự thủ tục quy định tại Điều 33, 34, 35 Luật đầu tư năm 2014.

– Nếu các dự án không thuộc các trường hợp tại điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014 thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương.
Như vậy, nếu các nhà đầu tư muốn thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, việc đầu tiên là phải xem dự án đầu tư có phải xin quyết định chủ trương của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh không. Nếu thuộc thì đầu tiên, phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư theo quy định theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.2. Thủ tục đăng ký đầu tư

Theo Điều 36 khoản 1, 2 Luật đầu tư 2014 quy định về trường hợp thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.”

Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Điều 37 Luật đầu tư 2014:

– Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 05 năm làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư là Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cáo, khu kinh tế hoặc Sở kế hoạch và đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

– Còn với trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ theo khoản 1 Điều 33 cho cơ quan đăng ký đầu tư và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc từ chối cấp bằng văn bản nêu rõ lý do.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

– Nếu nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

– Nếu các dự án nằm ngoài các khu trên thì Sở kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

2.3. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, nếu nội dung dự án đầu tư là thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác, Loại hình doanh nghiệp có thể là một trong các loại hình sau:

– Công ty TNHH một thành viên, trong trường hợp nếu chỉ có một nhà đầu tư góp vốn và  nhà đầu tư đó chính là chủ sở hữu của công ty.
– Công ty hợp danh/Công ty cổ phần/Công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu có từ hai nhà đầu tư góp vốn trở lên, riêng loại hình công ty cổ phần là phải có 3 nhà đầu tư góp vốn trở lên.

Trình tự đăng ký doanh nghiệp (Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014)

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 03 ngày làm việc, cơ quan đăn ký kinh doanh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc phải thông báo từ chối bằng văn bản nếu có căn cứ.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khắc dấu pháp nhân công ty và thông báo mẫu con dấu theo hướng dẫn của cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi đưa con dấu vào sử dụng.

3. Các bước thực hiện Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của Luật Minh Anh

Bước 1: Xác định loại dự án có thuộc quyết định chủ trương đầu tư hay không

Trường hợp dự án thuộc diện phải xin quyết định chủ trương đầu tư, tùy thuộc vào loại dự án và quy mô dự án, chủ đầu tư phải đăng ký với cơ quan tương ứng. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư thuộc các cơ quan tương ứng, bao gồm Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

* Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ đầu tư của Quốc hội:

– Các dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: nhà máy điện hạt nhân; dự án đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chống gió, cát bay, rừng phòng hộ chống sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

– Dự án đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên có quy mô từ 500 ha trở lên;

– Dự án đầu tư có yêu cầu di dân, tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các khu vực khác;

– Dự án đầu tư yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cần được Quốc hội quyết định;

* Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:

– Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn: dự án đầu tư có yêu cầu di dân, tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở các khu vực khác; dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay, bến cảng, khu vực cảng biển đặc biệt; dự án đầu tư mới trong kinh doanh vận tải hành khách bằng đường hàng không; dự án đầu tư chế biến dầu khí; Dự án đầu tư kinh doanh cá cược, casino…

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;

– Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ đầu tư của 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;

– Các dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật;

* Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

– Dự án đầu tư yêu cầu Nhà nước giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu, chuyển nhượng dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp sau: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và quy mô dân số dưới 15.000 người trong đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và dân số dưới 10.000 người ở khu vực ngoài đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số trong khu vực phát triển hạn chế hoặc nội thành lịch sử (quy định tại đồ án quy hoạch đô thị) của khu đô thị đặc biệt;

– Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf (golf);

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại hải đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, khu vực ven biển và các khu vực khác ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;

Bước 2: Luật Minh Anh lập checklist các giấy tờ, hồ sơ cần thực hiện tương ứng với loại hình đầu tư mà Khách hàng đã lựa chọn, yêu cầu.

Bước 3: Luật Minh Anh sẽ dịch thuật, công chứng các giấy tờ khách hàng cung cấp đồng thời soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ có trong checklist, lấy chữ ký của nhà đầu tư.

Bước 4: Luật Minh Anh đại diện Khách hàng để liên hệ chuyên viên nhờ xử lý, chỉnh sửa hồ sơ.

Bước 5: Luật Minh Anh khai hồ sơ trên hệ thống đăng ký đầu tư trực tuyến tại Website của Bộ kế hoạch đầu tư theo đường link: https://vietnaminvest.gov.vn

-> Kết quả: nhận được một MÃ ĐĂNG KÝ

Bước 6:  Luật Minh Anh đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Bộ phận mộtcửa Cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 7: Luật Minh Anh giải trình, sửa đổi bổ sung dựa trên ý kiến tư vấn của chuyên viên đầu tư (nếu còn) và nhận kết quả.

Bước 8: Luật Minh Anh bàn giao lại kết quả cho Khách hàng

Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Hồ sơ tư cách pháp nhân của nhà đầu tư;

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư;

– Đề xuất dự án đầu tư;

– Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc văn bản khác xác định quyền sử dụng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư;

– Nội dung giải thích về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư;

– Các tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện và năng lực của nhà đầu tư.

4. Thời gian thực hiện Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

– Dự án thuộc chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: Khoảng 60 ngày

– Dự án thuộc chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh: Khoảng 40 ngày

Cơ quan giải quyết: Thủ tướng chính phủ, UBND cấp tỉnh

* Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc Tư vấn về Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, điều chỉnh, thay đổi, Xin giấy phép đầu tư, các vấn đề nội bộ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư theo số Hotline: 0938 834 386 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn