info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Thế nào là giao dịch dân sự có điều kiện

Giao dịch dân sự có điều kiện được quy định trong BLDS, với những điều kiện và tiêu chuẩn rất chặt chẽ. Theo điều 125 của BLDS năm 2005 thì giao dịch dân sự có điều kiện được quy định như sau:

“Điều 125. Giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra”.
Theo đó hoạt động tư vấn pháp luật dân sự sẽ phân tích cụ thể như sau: Khi xác lập giao dịch dân sự các bên có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực hoặc thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự khi xuất hiện sự kiện khách quan. Sự kiện là điều kiện mang tính dự liệu khả năng có thể xảy ra nhưng không chắc chắn xảy ra trong tương lai. Giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh hiệu lực là giao dịch đã giao kết nhưng chưa có hiệu lực nếu điều kiện do các bên thỏa thuận xả ra, thì giao dịch có hiệu lực và các bên phải thực hiện giao dịch. Ngược lại, giao dịch dân sự có điều kiện hủy bỏ là giao dịch đang thực hiên, chưa hết thời hạn nhưng xuất hiện điều kiện thỏa thuận thì giao dịch bị hủy bỏ.
Đối với giao dịch có điều kiện thì sự kiện được coi là có điều kiện phải xảy ra một cách khác quan, nếu một trong các chủ thể (có thể là một bên chủ thể hoặc người thứ 3) có hành vi ngăn cản không cho điều kiện xảy ra hoặc có hành vi thúc đẩy cho điều kiện đó nhanh chóng xảy ra để không phải thực hiện nghĩa vụ thì được coi là điều kiện đã xảy ra hoặc không xảy ra.
Hậu quả pháp lý của giao dịch phát sinh  hoặc chấm dứt theo các điều khoản thỏa thuận.