info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Dịch vụ tư vấn thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

Dịch vụ tư vấn thay đổi giấy chứng nhận đầu tư: Sau gần 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), hiện nay Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia đẩy mạnh các chính sách thu hút đầu tư. Tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2016 cả nước có 2.240 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 13,028 tỷ USD, có 1.075 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,075 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2015. Có thể thấy thủ tục đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là vô cùng phổ biến trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để giữ vững sự phát triển của doanh nghiệp, việc đăng ký điều chỉnh dựa theo việc thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, đảm bảo cho sự hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp.Dịch vụ tư vấn thay đổi giấy chứng nhận đầu tư
Luật Minh Anh là một đơn vị tư vấn có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tư vấn đầu tư và thay đổi giấy chứng nhận đầu tư.
1. Những công việc Luật Minh Anh sẽ thực hiện:
–   Tư vấn cho khách hàng các điều kiện trước khi thực hiện thủ tục;
–   Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, giấy tờ;
–   Soạn thảo hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;
–   Đại diện theo ủy quyền để thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
–   Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hang
–   Đại diện nhận kết quả cho khách hàng
–   Tiến hành thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
2. Thành phần hồ sơ
–   Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
–   Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
–   Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;
Và một số giấy tờ pháp lý khác (tùy vào thuộc nội dung điều chỉnh)
3.  Quy trình thực hiện:
–   Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư có đầy đủ chữ ký, dấu của nhà đầu tư;
–   Bước 2: Nộp hồ sơ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
–   Bước 3: Theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ để có phương án bổ sung phù hợp;
–   Bước 4: Nhận kết quả.