info@luatminhanh.vn

Luật Minh Anh

Minh Anh Law Firm

Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một số vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Đăng ký bảo hộ sáng chế – độc quyền sáng chế giúp chủ sở hữu sáng tạo bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình chính đáng. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

  1. Dịch vụ tư vấn của Minh Anh
  • Tư vấn khả năng bảo hộ của sáng chế;
  • Tư vấn phạm vị bảo hộ;
  • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;
  • Theo dõi quá trình thực hiện nộp đơn và phản hồi đơn.
  • Tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế;
  • Trả lời các thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các vấn đề cần lưu ý sau khi được cấp văn bằng bảo hộ: nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế, thủ tục gia hạn, các vấn đề liên quan đến thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế.
  1. Hồ sơ gồm có
  • Tờ khai đăng ký sáng chế (02 bản – theo mẫu);
  • Bản mô tả sáng chế (02 bản – theo hướng dẫn của Minh Anh Law);
  • Yêu cầu bảo hộ (02 bản – theo hướng dẫn của Minh Anh Law);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Giấy ủy quyền (nếu thực hiện thông qua đại diện sở hữu công nghiệp – theo hướng dẫn của minh Anh Law);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).
  1. Tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp
  • Tên sáng chế;
  • Mô tả kỹ thuật vắn tắt, các hình vẽ, sơ đồ (nếu có);
  • Những giải pháp kỹ thuật đã biết trước khi có sáng chế, những nhược điểm và hạn chế;
  • Đưa một hoặc một vài trường hợp áp dụng cụ thể để chứng minh tính hiệu quả;
  • Họ tên, địa chỉ, điện thoại, của tổ chức, cá nhân có sáng chế cần đăng ký, và đồng tác giả (nếu có).
  1. Yêu cầu đăng ký sáng chế
  2. Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:
  • Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký sáng chế đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
  • Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:
  • Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;
  • Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;
  • Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.
  1. Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.
  1. Để được cấp Bằng bảo hộ độc quyền Sáng chế phải đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.